Sơn xây dựng, sơn nhà, sơn nước gets the job done!

Tiết kiệm chi phí khi sơn nhà

Để có những bức tường nội, ngoại thất đẹp, đồng thời lại tiết kiệm chi phí, bạn nên lưu ý tới một số nguyên tắc mà nhà sản xuất đưa ra và thực hiện triệt để trong quá trình sơn.

Đầu tiên, khi chọn sơn, nên cẩn thận lựa theo tính năng, chủng loại, hệ thống và giá trị sản phẩm để không gây lãng phí khi không vừa ý lại phải tốn tiền đổi sơn. Mỗi loại sơn có một tính năng và công dụng khác nhau như sơn chống phèn, sơn chống ố vàng, chống bám bụi, bám bẩn, kháng khuẩn, lau chùi dễ dàng…

Sơn cũng được chọn theo từng vùng có khí hậu khác nhau để đem lại hiệu quả và bền màu cho ngôi nhà. Ngoài ra, mỗi loại sơn có giá khác nhau, tùy theo chi phí cho từng giai đoạn hoàn thiện và sở thích mà chủ đầu tư yêu cầu.

Sơn nhà đẹp và tiết kiệm chi phí là mong muốn của nhiều chủ đầu tư công trình xây dựng.

Khi bắt đầu thực hiện giai đoạn trét bột, bề mặt tường phải sạch, không có tạp chất, dầu, mỡ. Tường cũng phải khô ráo để tránh tình trạng phồng rộp sau khi trét bột. Nếu tường quá nóng, cần phải làm ẩm bề mặt với phương pháp phun sương bằng nước sạch, giúp cho bột trét bám dính chắc. Không trét bột trên bề mặt đã được sơn phủ hoặc xi măng tô láng vì như vậy bột không thể bám dính.

Sau khi trét bột, cần lăn sơn lót để làm tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ, kháng kiềm và giúp màu sắc đồng đều, bền theo thời gian, đồng thời giảm được chi phí đầu tư lâu dài.

Tiếp đến, lăn sơn hoàn thiện, cần phải lăn đủ hai lớp, mỗi lớp cách nhau khoảng hai giờ, tạo nên một lớp phủ dầy vừa đủ, để chống thấm tuyệt đối.I

Tự sơn tường nhà đẹp

Quy trình sơn tường là quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi sơn nhằm đảm bảo chất lượng của sơn. Để có một mảng tường đẹp, bạn cần lưu ý vài điểm.

Sơn tường cần lưu ý một số yêu cầu. Ảnh: BHG

1. Kiểm tra điều kiện về môi trường:

- Nhiệt độ môi trường < 5 độ C, nhiệt độ bề mặt sơn < 60 độ C
- Độ ẩm không khí < 85 %
- Không sơn trong các điều kiện: gió mạnh, bụi, mưa

2. Kiểm tra về an toàn lao động:

- Quần áo, giầy, dép, mũ, dây an toàn, kính, mặt nạ phòng độc
- Kiểm tra hệ thống giáo
- Điều kiện thông gió
- Hệ thống chiếu sáng

3. Nghiên cứu kỹ tài liệu kỹ thuật sơn:

- Chuẩn bị bề mặt được sơn càng phẳng càng đẹp
- Chọn đúng tên và chủng loại sơn cho các bề mặt: sơn nước hay sơn dầu, số lớp sơn cần sử dụng.
- Những khu vực nào cần được sơn

4. Kiểm tra bề mặt trước khi sơn:

- Làm sạch bề mặt được sơn
- Chuẩn bị kỹ dụng cụ sơn
- Kiểm tra độ ẩm tường < 6%, gỗ < 10%
- Kiểm tra nồng độ kiềm
- Sơn ngay sau khi đã vệ sinh không để quá 6 tiếng

5. Pha trộn sơn:

- Kiểm tra chủng loại sơn
- Kiểm tra dung môi pha sơn gồm nước hoạt dung môi, tỷ lệ pha trộn
- Trộn sơn bằng máy
- Tỷ lệ pha trộn giữa các thành phần (sơn 2 thành phần)

6. Tiến hành sơn:

- Kiểm tra màu hoa văn
- Kiểm tra độ dày màng sơn
- Sửa lại các lỗi sơn
- Đảm bảo thời gian khô của sơn với từng loại sơn

7. Kiểm tra bề mặt sơn hoàn thiện:

- Kiểm tra màu hoa văn
- Kiểm tra độ dày màng sơn
- Sửa lại các lỗi sơn
- Đảm bảo thời gian khô của sơn với từng loại sơn


Những bí quyết khi sơn tường bằng giấy

Bạn muốn phòng bé có những hình thù ngộ nghĩnh nhưng chốn riêng tư của mình trông lãng mạn còn phòng khách phải có nét sang trọng, đầm ấm… thì hãy thử dùng giấy dán tường. 

Thay áo mới cho không gian cũ, tạo một phong cách khác biệt cho ngôi nhà, thoả mãn mọi nhu cầu của các thành viên khi muốn thể hiện cá tính trong căn phòng của họ là điều mà giấy dán ưu việt hơn hẳn các loại sơn. Hơn nữa, sự đa dạng trong mẫu mã, màu sắc của giấy dán cũng giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn lựa nội thất phù hợp cho mỗi phòng.

Lý do nên dùng giấy dán

Giá thành không quá đắt: Những vật liệu sơn khác thường phát sinh thêm nhiều chi phí, nhưng với gián tường bạn sẽ tiết kiệm được tiền thuê thợ phun sơn hay bả matít.

Độ bền cao: Phai màu hay ố vàng hoặc thậm chí thấm và bong tróc là những dấu hiệu thường gặp khi sử dụng các loại sơn tường. Giấy dán tường thì không. Nếu thi công đúng phương pháp, xử lý bề mặt của tường tốt, và phòng có trang bị thêm máy điều hoà nhiệt độ, tuổi thọ của giấy gián tường có thể 7 – 10 năm. Trong khi đó, cứ 2 – 3 năm bạn phải tính chuyện sơn lại tường.

Không giây bẩn: Sơn nước khi phun, quét xong đòi hỏi bạn phải xử lý các vết sơn bắn tung tóe khắp nơi. Trong khi đó, nếu dùng giấy dán tường, kể cả khi keo dán vô tình dính lên ván hay trên gờ cửa thì vẫn có thể lau sạch nhanh chóng bằng miếng xốp ướt.

Tiết kiệm thời gian: Chỉ cần một công đoạn dán giấy, bạn có thể xử lý tất cả những lỗ hổng hay đốm bẩn trên bề mặt tường. Hơn nữa, việc kê đồ, dọn phòng có thể thực hiện ngay sau khi dán tường mà không phải chờ đợi đến khi bề mặt sơn khô ráo.

Màu sắc chính xác: Rõ ràng, màu sơn khi trộn trên máy tính khác nhiều so với khi sơn lên tường. Với giấy dán, xanh cỏ là xanh cỏ và vàng mơ không thể lẫn với vàng nhạt.

Lưu ý khi dán tường

- Khi sử dụng, bề mặt tường phải được xử lý tốt, phẳng, sơn một lớp lót bằng những loại sơn chống nấm mốc, sau đó sử dụng keo chuyên dùng quét trực tiếp lên giấy và miết lên tường.

- Với tường mới trát thạch cao, tốt nhất là sử dụng giấy có sẵn hồ (giấy đề can, giấy keo). Loại giấy này có thể khắc phục được trạng thái xốp của tường, khi bóc ra thay giấy khác không ảnh hưởng đến độ trơn bóng của tường.

- Với tường đã dán giấy bồi thì cần bóc ra toàn bộ lớp giấy cũ, sau đó rửa sạch các vết keo dính.

- Với tường bả matit và phun sơn, cần thận trọng khi sử dụng keo dán, tránh để lại vết dán khi bóc giấy, tốt nhất là sử dụng giấy đề -can, giấy đã quét sẵn hồ.

- Để xử lý các lỗ hổng và vết rạn nứt trên tường, hãy làm rộng vết nứt và lấp chúng lại bằng vữa hoặc nhét bìa cứng vào, đợi khô mới dán giấy lên.

- Để tạo sự đồng bộ và hài hòa, bạn có thể sử dụng chính những mảnh giấy thừa để trang trí cho cửa sổ, bàn, ghế, tủ.

- Với khổ giấy hạn chế thì một bức tường cần rất nhiều tờ. Do vậy nếu mua giấy về tự dán bạn nên lưu ý khớp các mép giấy sao cho hoa văn phù hợp với nhau, đánh số theo thứ tự để tránh nhầm lẫn khi dán. Dán từng tờ rồi đợi khô hẳn (5 phút với giấy thường và 10 phút cho giấy dày) mới dán tờ tiếp theo.

Tường nào giấy đó

- Những căn phòng nhiều độ ẩm như nhà tắm, bếp, phòng ăn, nên chọn những loại giấy dày có tráng một lớp nilon mỏng.

- Hành lang, ban công, lối ra vào nên chọn giấy carton dày.

- Với những bức tường gồ ghề, lỗ chỗ nên dùng giấy hoa văn sặc sỡ.

- Trần nhà quá cao cần chọn giấy màu tối, sẫm để tránh cảm giác trống trải, tạo sự gần gũi, ấm cúng.

 

This free website was made using Yola.

No HTML skills required. Build your website in minutes.

Go to www.yola.com and sign up today!

Make a free website with Yola